- Ô nhiễm không khí là vấn đề “ nóng” của toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của loài người. Đó là vấn nạn mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều e ngại và luôn cố gắng tìm ra hướng giải quyết. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ?
- Các hoạt động từ :
- tự nhiên : cháy rừng, núi lửa, bụi và khói tự nhiên, các hoạt động của thảm thực vật, động vật
- công nghiệp : các ngăn khói của các nhà máy điện, các cơ sở sản xuất (lò) và lò đốt chất thải, cũng như lò nung và các loại thiết bị sưởi ấm nhiên liệu khác, đốt sinh học truyền thống, hơi khói từ sơn, hơi xịt và các dung môi khác, chất thải lắng đọng, tài nguyên quân sự như vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa
- giao thông vận tải : Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 . Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
- sinh hoạt : Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..
- Các hoạt động trên đã đem lại một lượng khí thải khổng lồ gây nên sự ô nhiễm không khí và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Sự thay đổi một số thành phần các chất trong bầu không khí đến chủ yếu do khói bụi, hơi,…đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ đột qụy, các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, phổi, hen suyễn hay suy nhược thần kinh.
Ở Việt Nam, gần đây đã xảy ra một số hiện tượng: sương khói, mây mù, mưa đá,…các nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ bụi AQI ở Hà Nội hiện cao gấp đôi quy chuẩn quốc gia – gấp 5 lần theo khuyến nghị của WHO và ở HCM cũng đã cao hơn quy chuẩn quốc gia – gấp 3 lần khuyến nghị của WHO. Đây đều là những chỉ số cho thấy nhu cấp thiết yếu phải xử lý khí thải công nghiệp, sinh hoạt,…
- Phương pháp hấp thụ:
- Phương pháp này sử dụng các chất hấp thụ như dung môi, nước, các hợp chất để hấp thụ. Phương pháp này sử dung đối với các dung môi hữư cơ, không khí chứa hơi a-xít,…
- Phương pháp xử lý khí thải bằng hấp phụ. Phương pháp này chủ yếu xử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ khí thải
- Phương pháp đốt:
Sử dụng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình nén khí để đốt. Phương pháp này có thể áp dụng đốt các loại khí dễ cháy như CO, hơi sơn…
- Phương pháp sử dụng thiết bị tĩnh điện để hút bụi.
- Phương pháp này được sử dụng trong các nhà máy xi măng, may mặc…
- Phương pháp sử dụng vật liệu/hoá chất phản ứng. Sử dụng các loại hoá chất để phản ứng để tạo ra CO2 và hơi nước. Phương pháp này áp dụng đối với nhà máy thải ra dung môi hữư cơ.
- Sử dụng chất xúc tác để tạo phản ứng với không khí. Phương pháp này áp dụng để xử lý khí thải có hiệu quả. Hiện nay các chất xúc tác được sử dụng rộng rãi là nano TiO2, Sắt từ,… Ngoài ra, xử lý khí thải có thể áp dụng song song nhiều phương pháp cả hoá và lý
- Phương pháp sử dụng tháp hấp thụ để xử lý khí thải độc hại : hấp thụ chủ yếu sử dụng dung dịch lỏng nhằm loại bỏ khí độc hại thải ra môi trường khí đạt tiêu chuẩn. Mục đích chính của thiết bị là cọ rửa dòng khí và loại bỏ tạp chất bằng cách bẫy các thành phần của khí tăng với chất lỏng rơi xuống.